“Phở” là món ăn dân dã xuất hiện từ lâu đời mang nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Thành Nam - Nam Định. Phở xuất hiện, hình thành trong đời sống thành thị, đô thị, tiêu biểu như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Đặc biệt, nghề nấu phở được mọi người biết đến với những gánh hàng rong của những người dân làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực). Họ dong duổi khắp các phố phường để đem Phở đến với mọi người, mọi nhà. Trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử, đến nay “Phở” đã phát triển mạnh mẽ và lan tỏa ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, thậm chí vươn ra nước ngoài, được mọi người yêu thích, ưa chuộng.
Theo kết quả kiểm kê, trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng gần 500 của hàng phở phân bố khắp 10 huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó, thành phố Nam Định, huyện Nam Trực là nơi tập trung nhiều cửa hàng phở lâu năm, có nhiều cửa hàng đã truyền nghề trên 2 thế hệ. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng gần 1500 hộ gia đình đi đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,.. và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước (nhưng chủ yếu là các thành phố lớn) để mở cửa hàng Phở, nghề Phở trong đó nhiều nhất là các làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc (xã Đồng Sơn), các làng Phúc Thọ, Thạch Bi… (xã Nam Thái) của huyện Nam Trực.
Chủ thể thực hành di sản là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện yếu tố tiếp nối bản sắc làm nghề của gia đình, dòng họ và thương hiệu được ghi nhận. Đó là những người am hiểu và trực tiếp tham gia thực hành di sản, là chủ cửa hàng phở; ngoài ra, còn có nhóm cộng đồng thưởng thức phở.
Phở có nhiều loại: phở bò, phở gà, phở trâu…nhưng Phở bò nước là phổ biến nhất các món: phở bò tái, phở bò chín, phở bò tái lăn, phở áp chảo, phở bò sốt vang… được nhiều người yêu thích, ưa chuộng.
Làm phở, chế biến phở là một quy trình cầu kỳ với những kỹ năng, bí quyết gia truyền, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: bí quyết khử mùi gây, bí quyết gia giảm gia vị… Để làm ra một bát phở thơm, ngon, bổ dưỡng, cần kết hợp nhiều yếu tố: nước trong, bánh dẻo, thịt mềm. Nước dùng được tinh cốt từ xương bò, hòa quyện cùng các gia vị nước mắm, muối, gừng, thảo quả, quế, hồi…đặc biệt là phải có hành tươi. Bánh phở chín đều, chín lục, có vị dẻo, mềm, khi ăn xong, bánh phở không bị nát vụn. Thịt bò tươi, ngon, mềm dẻo. Để rồi khi chan nước lèo, các hương vị hòa quyện vào nhau, kích thích mọi giác quan của người thưởng thức. Chính vì vậy, Phở Nam Định được xếp vào loại hình Tri thức dân gian, có yếu tố của loại hình Tập quán xã hội và nghề thủ công truyền thống.
Chế biến phở, nấu phở công phu bao nhiêu thì ăn phở, thưởng thức phở lại đa dạng và phong phú bấy nhiêu. Ăn phở, thưởng thức phở thực sự trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Thành Nam - Nam Định.
“Phở” là món ăn dân dã xuất hiện từ lâu đời mang nét đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Thành Nam - Nam Định. Phở xuất hiện, hình thành trong đời sống thành thị, đô thị, tiêu biểu như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Đặc biệt, nghề nấu phở được mọi người biết đến với những gánh hàng rong của những người dân làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc (nay thuộc xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực). Họ dong duổi khắp các phố phường để đem Phở đến với mọi người, mọi nhà. Trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử, đến nay “Phở” đã phát triển mạnh mẽ và lan tỏa ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, thậm chí vươn ra nước ngoài, được mọi người yêu thích, ưa chuộng.
Theo kết quả kiểm kê, trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng gần 500 của hàng phở phân bố khắp 10 huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó, thành phố Nam Định, huyện Nam Trực là nơi tập trung nhiều cửa hàng phở lâu năm, có nhiều cửa hàng đã truyền nghề trên 2 thế hệ. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Nam Định có khoảng gần 1500 hộ gia đình đi đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,.. và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước (nhưng chủ yếu là các thành phố lớn) để mở cửa hàng Phở, nghề Phở trong đó nhiều nhất là các làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc (xã Đồng Sơn), các làng Phúc Thọ, Thạch Bi… (xã Nam Thái) của huyện Nam Trực.
Chủ thể thực hành di sản là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện yếu tố tiếp nối bản sắc làm nghề của gia đình, dòng họ và thương hiệu được ghi nhận. Đó là những người am hiểu và trực tiếp tham gia thực hành di sản, là chủ cửa hàng phở; ngoài ra, còn có nhóm cộng đồng thưởng thức phở.
Phở có nhiều loại: phở bò, phở gà, phở trâu…nhưng Phở bò nước là phổ biến nhất các món: phở bò tái, phở bò chín, phở bò tái lăn, phở áp chảo, phở bò sốt vang… được nhiều người yêu thích, ưa chuộng.
Làm phở, chế biến phở là một quy trình cầu kỳ với những kỹ năng, bí quyết gia truyền, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: bí quyết khử mùi gây, bí quyết gia giảm gia vị… Để làm ra một bát phở thơm, ngon, bổ dưỡng, cần kết hợp nhiều yếu tố: nước trong, bánh dẻo, thịt mềm. Nước dùng được tinh cốt từ xương bò, hòa quyện cùng các gia vị nước mắm, muối, gừng, thảo quả, quế, hồi…đặc biệt là phải có hành tươi. Bánh phở chín đều, chín lục, có vị dẻo, mềm, khi ăn xong, bánh phở không bị nát vụn. Thịt bò tươi, ngon, mềm dẻo. Để rồi khi chan nước lèo, các hương vị hòa quyện vào nhau, kích thích mọi giác quan của người thưởng thức. Chính vì vậy, Phở Nam Định được xếp vào loại hình Tri thức dân gian, có yếu tố của loại hình Tập quán xã hội và nghề thủ công truyền thống.
Chế biến phở, nấu phở công phu bao nhiêu thì ăn phở, thưởng thức phở lại đa dạng và phong phú bấy nhiêu. Ăn phở, thưởng thức phở thực sự trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Thành Nam - Nam Định.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc, ngày 09/8/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL đưa Tri thức dân gian Phở Nam Định vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để trong thời gian tới tỉnh Nam Định đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc, ngày 09/8/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL đưa Tri thức dân gian Phở Nam Định vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để trong thời gian tới tỉnh Nam Định đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nguyễn Xuân Cao
Trưởng phòng Nghiên cứu - sưu tầm
Một số hình ảnh về Phở Nam Định - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
Phở bò gia truyền Cụ Tặng (23 Hàng Tiện - TP. Nam Định)
Phở Đán (117 Bắc Ninh - TP. Nam Định)
Phở bò đặc biệt Thành Nam Quán (142 Hàn Thuyên - TP. Nam Định)
Phở Tạo (228 Điện Biên - TP. Nam Định)
Bà Lê Thị Hà - Chủ cửa hàng phở bò gia truyền cụ Tặng, TP. Nam Định
Phở bò tái
Phở bò chín
Phở áp chảo
Gia vị trên bàn ăn của thực khách