Chức năng, nhiệm vụ

I. Chức năng
1. Bảo tàng tỉnh Nam Định (sau đây gọi là Bảo tàng tỉnh) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu khoa học; sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể; kiểm kê, bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng; Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
Bảo tàng tỉnh Nam Định được xếp hạng I trong hệ thống bảo tàng Việt Nam.
2. Bảo tàng tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
II. Nhiệm vụ
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
a) Hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng được thực hiện thường xuyên thông qua việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.
b) Bảo tàng được liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể:
a) Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng.
b) Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp cụ thể theo quy định.
3. Hoạt động kiểm kê:
a) Tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
b) Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng công nghệ thông tin.
4. Hoạt động bảo quản:
a) Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm: Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản; lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản; tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu hiện vật.
b) Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.
c) Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng có liên quan đến tài liệu hiện vật.
5. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể:
a) Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng bao gồm: Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng; trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài tỉnh; tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
b) Trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các nguyên tắc khoa học bảo tàng.
6. Hoạt động giáo dục:
a) Hoạt động giáo dục của bảo tàng gồm: Hướng dẫn tham quan; tổ chức chương trình giáo dục; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề; xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.
b) Chương trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của bảo tàng.
c) Chương trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
7. Hoạt động truyền thông:
a) Hoạt động truyền thông của bảo tàng bao gồm: Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động bảo tàng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước.
b) Hoạt động truyền thông của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
8. Hoạt động dịch vụ:
a) Hoạt động dịch vụ của bảo tàng bao gồm: Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và dịch vụ khác; tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng; tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch; cung cấp thông tin, tư liệu; tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng; giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật; hợp tác khai quật khảo cổ; hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
b) Bảo tàng được liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ quy định tại điểm a mục này phù hợp với quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa và các quy định khác có liên quan nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng.
9. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ bảo tồn phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nam Định:
Gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tham mưu lãnh đạo Sở VHTTDL xét duyệt trình cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án tu bổ, tôn tạo các di tích và danh thắng đồng thời theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án đã được phê duyệt; nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học những di tích và danh thắng ở địa phương đã có đủ điều kiện theo quy định chưa được xếp hạng, trình cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng; quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Cột cờ Nam Định.



Giờ tham quan

Địa chỉ

Liên kết website

Số lượng truy cập